Chơi audio thì kiểu gì cũng phải chịu tốn kém. Nhưng ai ai cũng mong đạt được lợi ích tối đa trong việc đầu tư, mua sắm để phục vụ cái sự chơi của mình. Nhưng xét ra thì chơi gì cũng đều tốn. Ví như ông chơi cá cảnh gần nhà em vừa chết con cá gì mà nghe đâu tiền bằng cả cái đầu CDP Sony X555es em nghe choáng quá . Vậy may rồi vì từ ngày chơi em chưa bị cháy nổ hỏng thứ nào. Vừa rồi vợ mấy bác đến còn khoe với vợ em rằng: “may quá nhà em chơi môn này em rất yên tâm”.Có bà thì kể tội ngày xưa anh ấy chơi môn khác…kinh khủng lắm từ ngày chơi audio tâm hồn thư thái, yêu đời, vui vẻ hơn…nhưng hầu như các bà vợ đều không biết đến nỗi trăn trở khổ sở của đa số các ông chồng về bộ dàn mơ ước. #-o
Nhiều tiền thì chả nói, khổ nỗi đa số anh em là không đủ tiền so với cái mơ ước về sự nghe của mình. Nên mới nảy sinh vấn đề giấu tiền vợ rồi mua bán đổi chác… để tiến tới có bộ dàn mơ ước.
Sau một thời gian theo các bác em thấy hình như có một số nhóm đối tượng chơi như sau:
1.Nhóm A - Tạm gọi là nhóm hay mua sắm (MU):
- Đặc điểm: Hay mua, bán thay đổi đồ chơi liên tục.
Nguyên nhân:
Lợi:
Hại:
2.Nhóm B - Tạm gọi là nhóm ít mua sắm (ITMU):
- Đặc điểm: Ít mua bán, đổi chác:
Nguyên nhân:
Lợi:
Hại:
3. Nhóm C - Tạm gọi là nhóm chơi đồ hiệu đẳng cấp (MU-ĐH):
- Đặc điểm: Đã chơi là đồ hiệu và loại có tên tuổi.
Nguyên nhân:
Lợi:
Hại:
4. Nhóm D - Tạm gọi là nhóm thích và cố gắng DIY (DIY):
- Đặc điểm: Ngoài những thứ phải mua thì cố gắng DIY lấy đồ chơi audio.
Nguyên nhân:
Lợi:
Hại:
Cứ phân tích và đàm luận theo các tiêu chí nêu trên thì em nghĩ chúng ta có thể có một bảng tổng kết phân tích tàm tạm để xem mỗi bác em nên đi theo hướng nào. Cũng có thể đi tắt đón đầu hay đi vào ngõ cụt…Tất cả phụ thuộc vào khả năng của mỗi cá nhân và sự thu lượm kiến thức trên các 4R audio và cuộc sống. Em nghĩ thế chắc cũng đúng ít nhiều. Mong các bác cho ý kiến trao đổi và cùng thảo luận bổ sung, điều chỉnh thêm.